CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Tưởng “bữa tối” là bữa sáng

Trên xe buýt đông người, cô sinh viên phải giữ khư khư quả chuối ở trong túi quần sau, sợ mọi người chen lấn sẽ làm bẹp mất bữa sáng của mính. Sắp tới bến thứ ba, anh chàng đứng sau hỏi cô:
- Xin lỗi, em xuống bến nào?
Cô gái không muốn làm quen, đáp sẵng giọng:
- Còn lâu!
- Xin lỗi, nếu vậy em cho tôi xin… Anh ta khẽ chạm vào tay cô, bên cầm quả chuối.
- Ô hay, quả chuối này là bữa sáng của tôi đó, cho anh làm sao được.
- Vâng, bữa sáng của cô vẫn còn trong túi, nhưng cô đang cầm “bữa tối” của tôi.

Tư duy tốt

%name%name%name
%name%name%name
Vẽ như thế này thì nên vẽ mấy cô hoa hậu để ..degign by phamvanhue81.blogspot.com

Mất tập trung

%name
%name

Trạng Chữa Bệnh

Chúa Trịnh có cô con gái út rất được cưng chiều chẳng may bị bệnh sởi. Nàng quận chúa bị sốt li bì, nằm liệt giường cả bảy ngày, tất cả các quan ngự y giỏi đều được mời đến mà bệnh vẫn không lui. Thế cùng, chúa nghĩ đến Trạng Quỳnh và gọi ông tới thăm bệnh cho quận chúa và bảo:

- Bệnh của con ta có vẻ nặng lắm. Khanh mà hết lòng chữa khỏi được thì nhất định ta sẽ trọng thưởng.

Trạng vào thăm, qua kinh nghiệm, biết ngay quận chúa bị bệnh sởi. Bệnh này thì còn phải sốt cao năm ba ngày nữa, đến khi sởi mọc hết mới giảm sốt. Nhưng vốn không ưa gì nhà chúa và bọn nịnh quan bất tài, trạng tâu ngay:

- Bệnh quận chúa rất nặng, chúa phải làm lễ dâng sao thì mới khỏi. Thần xin làm sở tế, nhưng tên các sao thì nhiều và lạ, vì vậy xin chúa cho phép thần chọn người học rộng, kiến thức uyên bác trong các quan để đọc sở tế.

Chúa Trịnh chuẩn tấu, xuống chiếu cho các quan chờ nghe trạng gọi ai, thì người đó phải tuân lệnh và đọc sở tế.

Các quan tất nhiên là rất lo lắng bởi sợ không đủ sức để mà đọc sớ Trạng viết. Bọn họ liền cho người nhà đi dò la nhưng chỉ thấy Trạng đang sai người nối giấy cuốn lại thành cuộn to như cái bồ để chuẩn bị viết sớ. Quan nào quan nấy được tin báo vừa to vừa dài khủng khiếp như vậy đều hoảng sợ, chỉ lo Trạng gọi đến mình mà đọc không xong hẳn là phen này mất hết chức tước, đặc quyền, đặc lợi. Vì vậy, các ông quan bất tài ấy thay nhau mang đủ thứ lễ vật đến nhà Trạng mà lo lót đồng thời viện cớ đau lưng, mỏi gối, nhức mắt, khàn giọng v.v... Khẩn khoản xin Trạng miễn cho mình đọc sớ!

Trạng điềm nhiên nhận lễ vật, điểm lại tất cả quan triều đều tới nhà mình lo lót, bèn vào tâu:

- Thần xem phen này trong các quan không một ai có đủ kiến văn để mà đọc sớ. Vậy thì thần xin đích thân vì chúa mà đọc sớ tế lần này.

Chúa nghe vậy rất cảm động, an ủi:

- Cứu bệnh như cứu hỏa, khanh hãy ráng sức vì ta mà làm thật tốt, ắt là ta sẽ đền ơn!

Đêm hôm lẽ dâng sao, Trạng sai lính tháo cuộn giấy to bằng cái bồ ra. Giấy vừa mở ra, Trạng nhìn vào và đọc ngay:

Trên trời có muôn vì sao.

Đọc xong Trạng đứng yên chờ. Giấy tháo ra mãi ra mãi, cho đến cuối cuộn mới thấy có thêm mấy dòng chữ, Trạng liền đọc tiếp:

Có phải vị nào, xin vào ăn xôi. Ăn xong, sao lại lên trời. Độ cho quận chúa phục hồi sức xuân Cẩn cáo!

Các quan cực kỳ kinh ngạc vì bài sớ kì dị của Quỳnh. Thế nhưng cúng xong được một ngày thì sởi mọc hết, quận chúa hạ sốt ngay. Rồi sởi bay, quận chúa khỏi bệnh.

Chúa Trịnh mừng lắm, cho là Trạng có tài cảm hoá được quỷ thần, trọng thưởng Trạng rất nhiều. Riêng Trạng vừa được thưởng, vừa được "Hối lộ", về nhà đóng cửa cứ cười tủm tỉm một mình.

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

ĐÔI DÉP

Bài thơ đầu anh viết cho em.
Là bài thơ anh viết về đôi dép.
Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diếc.
Những vật tầm thường anh cũng viết thành thơ.
Hai chiếc dép kia gặp gỡ tự bao giờ.
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nửa bước.
Lên thảm nhung, xuống cát bụi có nhau.
Cùng bước cùng mòn không kẻ trước sau.
Dẫu nhục vinh không đi cùng người khác.
Rồi một mai chiếc dép kia mất đi.
Mọi thay thế sẽ trở nên khập khiểng.
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết.
Hai chiếc dép này không phải một đôi.
Cũng như mình trong lúc vắng nhau.
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế.
Nhưng trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.